Ngày 2/11/2021 tại cuộc hội thảo trực tuyến do Câu lạc bộ đào tạo giáo viên nghệ thuật tổ chức ,với chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục nghệ thuật” với sự góp mặt của 38 trường đại học, cao đẳng trên cả nước kết nối tham gia.
Tại cuộc họp, PGS.TS Đào Đăng Phượng khẳng định “Chuyển đổi số không còn là việc của riêng một đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào. Tất cả phải chấp nhận sự thay đổi, nếu không sẽ bị tụt hậu lại phía sau và có thể đe dọa đến sự tồn tạ, phát triển của tổ chức, đơn vị hay cá nhân trong tương lai”
Lĩnh vực đào tạo âm nhạc được coi là một lĩnh vực đặc thù “Mang tính truyền nghề”, “Cầm tay chỉ việc” vốn được mặc định, rất khó để thay đổi và khó áp dụng chuyển đổi số…Tuy nhiên, điều đó không phải là không thể và đang có những tín hiệu tích cực theo hướng chuyển đổi số.
Việc đào tạo âm nhạc đang từ phương pháp truyền thống “Cầm tay chỉ việc, truyền nghề” khi chuyển đổi sang phương pháp mới yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân cần phải được chuẩn bị kỹ về trang thiết bị, công nghệ, hệ thống internet...Học viên cũng cần phải được trang bị, công nghệ tương đương. Cũng theo PGS.TS Đào Đăng Phượng cái quan trọng khi chuyển đổi số là tư duy của người thầy phải thay đổi.
Tại hội thảo, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ Phó chủ tịch hiệp hội Các trường CĐ&ĐH, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cũng cho biết “Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục là một trong tám lĩnh vực được nhà nước ưu tiên” nhờ chuyển đổi số mà thời gian qua công tác giáo dục không bị dừng lại”. Trong tương lai, chuyển đổi số là sự phát triển của giáo dục, đào tạo.
Trong đào tạo âm nhạc, một loại hình đào tạo đặc thù thì chuyển đổi số không chỉ là khó khăn mà là một thách thức mang tính đặc thù.
Giáo dục nghệ thuật âm nhạc phần nhiều mang tính truyền nghề, cầm tay chỉ việc, học viên ngoài việc học kiến thức chung thì hầu như học viên đều được các thầy cô hướng dẫn trực tiếp.
Giảng dạy nghệ thuật âm nhạc quan trọng là dạy thực hành trực tiếp, nếu không thì cũng chỉ như nghệ thuật “sao chép”. Học nghệ thuật âm nhạc cần một không gian và thời gian để thực hành điều này không phải các bạn học viên nào cũng có đủ điều kiện để đáp ứng.
Người thầy là những khuân mẫu có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập của học viên, tạo cảm hứng, truyền lửa cho các bạn học viên. Với mỗi tác phẩm âm nhạc khác nhau cần phải có những cách thể hiện khác nhau, nếu không có sự tương tác và giảng dạy trực tiếp rất dễ dẫn đến việc các bạn học viên trở thành những “ thợ hát – thợ diễn” bởi sắc thái, biểu cảm và xử lý tác phẩm là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đào tạo nghệ thuật.
Đào tạo nghệ thuật âm nhạc tại cơ sở ngoài công lập ngay từ đầu đã xác định tính hiệu quả, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ mà chỉ đáp ứng được cho 1 số ít học viên trong một khung giờ học là điều gần như không có một đơn vị nào thực hiện vì không hiệu quả, nếu thực hiện được thì chi phí quá lớn phụ huynh sẽ không chấp nhận.
Công tác giáo dục nghệ thuật âm nhạc hiện nay tại các đơn vị, trung tâm đào tạo âm nhạc ngoài công lập đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp.